HỎI ĐÁP ISO

April 2, 2014   // 0 Comments

← HỎI ĐÁP ISO

ISO 50001

Trong những năm gần đây năng lượng đang trở thành vấn đề được quan tâm trên toàn thế giới. Bên cạnh các loại năng lượng sạch đang được phát triển và phổ biến, quản lý sử dụng năng lượng hiệu quả đang là một trong những xu thế của tất cả các ngành nghề. Tổ chức phát triển công nghiệp của liên hợp quốc UNIDO cũng chỉ ra rằng ngành công nghiệp cần thể hiện một nỗ lực rõ ràng trong việc ngăn cản biến đổi khí hậu. Từ những yêu cầu đó, Tổ chức Tiêu chuẩn hóa quốc tế (ISO) đã ban hành tiêu chuẩn ISO 50001, Hệ thống quản lý năng lượng – các yêu cầu và hướng dẫn thực hiện vào tháng 6 năm 2011.

ISO 50001 quy định các yêu cầu đối với hệ thống quản lý năng lượng (HTQLNL – EnMS), giúp các tổ chức/doanh nghiệp có những cải tiến liên tục trong việc quản lý sử dụng năng lượng hiệu quả. Việc áp dụng rộng rãi tiêu chuẩn này được dự đoán sẽ tác động lên 60% lượng năng lượng tiêu thụ trên thế giới.

Tại Việt Nam, Luật sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả được ban hành tháng 6 năm 2010 yêu cầu các tổ chức, doanh nghiệp có kế hoạch sử dụng năng lượng hiệu quả tiết kiệm, đồng thời yêu cầu các tổ chức tiến hành lồng ghép chương trình quản lý năng lượng với các chương trình quản lý chất lượng, chương trình sản xuất sạch hơn, chương trình bảo vệ môi trường của cơ sở.

0 Comments - Leave a Comment

Cũng như các tiêu chuẩn hệ thống quản lý ISO khác, ISO 50001 được thiết kế phù hợp để áp dụng cho mọi loại hình tổ chức, không phụ thuộc quy mô hay hoạt động, nhà nước hay tư nhân, bất kể vị trí địa l‎ý. ISO 50001 không cố định các mục tiêu cải tiến trong hiệu quả sử dụng năng lượng. Các mục tiêu được thiết lập tùy thuộc vào tổ chức sử dụng hay các quy định pháp luật liên quan. Điều này có nghĩa mọi tổ chức đều có thể áp dụng ISO 50001 để xây dựng các mục tiêu năng lượng phù hợp với loại hình cũng như năng lực của tổ chức.

0 Comments - Leave a Comment

Năng lượng có thể coi như một thông số thể hiện sự vận hành của tổ chức và là một trong những chi phí chính mà tổ chức phải chi trả trong quá trình hoạt động. Bên cạnh đó, việc sử dụng năng lượng còn đưa đến những chi phí về môi trường cũng như xã hội với việc làm cạn kiệt nguồn tài nguyên và gây biến đổi khí hậu.

Việc phát triển và ứng dụng công nghệ phù hợp với những nguồn năng lượng tái tạo hay năng lượng mới đòi hỏi nhiều thời gian. Mặt khác, một tổ chức không thể điều khiển giá năng lượng, các chính sách của nhà nước hay nền kinh tế thế giới. Tuy nhiên, tổ chức có thể kiểm soát và cải tiến hiệu quả sử dụng năng lượng của mình để đem lại những lợi ích nhanh chóng cũng như lâu dài. Việc tăng hiệu quả sử dụng năng lượng giúp cho tổ chức giảm lượng năng lượng tiêu thụ và chi phí sản xuất. Bên cạnh lợi ích về kinh tế, việc quản lý sử dụng năng lượng hiệu quả của tổ chức còn là đóng góp tích cực cho việc bảo tồn tài nguyên thiên nhiên và giảm thiểu những tác động toàn cầu của việc sử dụng năng lượng.

Tiêu chuẩn này được xây dựng giúp các tổ chức có thể tích hợp việc quản lý và cải tiến hiệu quả sử dụng năng lượng vào trong hệ thống quản lý của mình. Tiêu chuẩn này được xây dựng nhằm hoàn thành các mục đích sau:

  • Hỗ trợ các tổ chức nâng cao hiệu quả sử dụng các thiết bị tiêu thụ năng lượng
  • Tạo môi trường trao đổi thông tin thuận tiện và minh bạch trong việc quản lý nguồn năng lượng
  • Thúc đẩy các thực hành tốt trong quản lý năng lượng và nhân rộng những hành động quản lý năng lượng tốt.
  • Hỗ trợ trong việc đánh giá và xếp hạng ưu tiên trong việc ứng dụng các công nghệ tiết kiệm năng lượng mới
  • Đưa ra khung chương trình cho việc thúc đẩy hiệu quả năng lượng thông qua chuỗi cung ứng
  • Đơn giản hóa các cải tiến trong hệ thống quản lý năng lượng phục vụ cho các dự án giảm thiểu khí thải nhà kính
  • Cho phép tích hợp với các hệ thống quản lý khác như hệ thống quản lý chất lượng, môi trường, an toàn lao động.
0 Comments - Leave a Comment

Tương tự như các tiêu chuẩn hệ thống quản lý khác của tổ chức ISO, ISO 50001 được xây dựng dựa theo chu trình PDCA (plan – do – check – act) với các bước lập kế hoạch, thực hiện, kiểm tra và cải tiến. Điều này đảm bảo cho hệ thống quản lý năng lượng của tổ chức được liên tục cải tiến ngày một hoàn thiện hơn. Đây cũng là điều kiện thuận lợi để tổ chức có thể tích hợp HTQLNL vào các hệ thống quản lý sẵn có của mình. Các bước triển khai HTQLNL được mô tả trong sơ đồ sau:

 

dichvu50001 Các bước triển khai ISO 50001?

 

0 Comments - Leave a Comment

← HỎI ĐÁP ISO

WordPress database error: [Table './topman_test/wp_comments' is marked as crashed and should be repaired]
SELECT SQL_CALC_FOUND_ROWS wp_comments.comment_ID FROM wp_comments WHERE ( comment_approved = '1' ) AND comment_post_ID = 3913 AND comment_parent = 0 ORDER BY wp_comments.comment_date_gmt ASC, wp_comments.comment_ID ASC

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

 chợ phùng khoang

Design by TopMan