Áp dụng ISO để nâng cao chất lượng sản phẩm du lịch Việt Nam

Written by Hien Nguyen   // 21/09/2017   // Comments Off

1_1690389

Trong những năm gần đây, du lịch Việt Nam ngày càng phát triển nhanh chóng với số lượng khách du lịch ngoài nước ngày càng tăng. Theo số liệu của cục thống kê thì số lượng khách du lịch quốc tế đến Việt Nam đạt mốc 1.2 triệu người – con số nhiều nhất từ trước đến nay, tăng 18.5 % tháng trước và tăng 35.1% so với cùng kỳ năm ngoái.

Để đạt được thành công đó không thể không nhắc đến sự thành công của ngành du lịch trong việc quảng bá và kiện toàn công tác quản lý, nâng cao chất lượng của cả ngành du lịch nói chung. Và các công ty lữ hành du lịch đã có các phương pháp quản lý và tổ chức hiệu quả nói riêng.

Và hướng tới việc phát triển thành công hơn nữa cho ngành du lịch thì ngày 29/8 vừa qua, tại hội thảo về chuyên nghiệp hóa và nâng cao chất lượng sản phẩm du lịch lãnh đạo tổng cục Du lịch đã nhấn mạnh việc cần đưa tiêu chuẩn ISO và nhất là tiêu chuẩn ISO ( nhất là tiêu chuẩn ISO 9001:2015) áp dụng vào ngành công nghiệp này.

Và việc đầu tiên cần áp dụng chính là sự chuyên nghiệp ngay từ khâu tiếp đón khách thăm quan và cụ thể là các thủ tục hải quan cần được thực hiện nhanh chóng và tinh gọn, giảm thiểu các quy trình rườm rà không cần thiết. Vì vậy, bộ phận Hải Quan cần hết sức chú ý trong việc đẩy mạnh hoàn thiện bộ máy hoạt động với ISO 9001:2015.

838B90E2 7113 454A B16E A2F5855E5DD1 cx0 cy9 cw0 w1080 h608 Áp dụng ISO để nâng cao chất lượng sản phẩm du lịch Việt Nam

Việc tiếp theo chính là hoàn thiện công tác phục vụ của các công ty lữ hành để có thể phục vụ khách du lịch tốt hơn nữa. Việc quản lý có thể bắt đầu từ những điểm quan trọng trong việc xây dựng một quy trình, lộ trình tốt hơn cho khách thăm quan, mang đến cho khách hàng những trải nghiệm tốt nhất khi sử dung dịch vụ và đó cũng là góp phần vào nền du lịch nước nhà.

Theo đó, Thứ trưởng Bộ VHTTDL Huỳnh Vĩnh Ái đề nghị Tổn cục du lịch nên thiết kế một bản đồ ISO của du lịch với một quy trình đầy đủ của 1 tuor du lịch từ A-Z ( từ đặt vé – phương tiện đi lại – khách sạn – điểm đến – ăn uống – mua sắm – vui chơi, giải trí – về nước ) với các tiêu chí, tiêu chuẩn rõ ràng, người chịu trách nhiệm, cách quản lý… Trong khâu quảng bá điểm đến, ai làm nhiệm vụ quảng bá, phối hợp với bộ nào, công ty nào, cần vạch ra các chuẩn để chuyên nghiệp hoá.

 


Similar posts

Comments are closed.

 chợ phùng khoang

Design by TopMan