Áp dụng mô hình phân tích SWOT trong ISO 9001:2015

Written by Hien Nguyen   // 17/10/2017   // Comments Off

swot

SWOT là từ viết tắt của các chữ cái tiếng anh: Strengths (Điểm mạnh); Weakness (Điểm yếu), Opportunities (Cơ hội) và Threats (Thách thức) – là mô hình nổi tiếng trong phân tích kinh doanh của doanh nghiệp.

Vai trò của SWOT trong ISO 9001:2015

Khi triển khai tiêu chuẩn ISO 9001:2015 thì một trong số các tiêu chí quan trọng mà các doanh nghiệp cần quan tâm chính là tổ chức phải tiến hành đánh giá điểm mạnh, điểm yếu và rủi ro, cơ hội cải tiến cho từng quá trình trong hệ thống sản xuất và quản lý. Từ đó doanh nghiệp có thể xây dựng được mục tiêu cũng như giải pháp kiểm soát đánh giá kết quả cũng như hiệu quả của quá trình cải tiến chất lượng. Chính vì điều đó mà công cụ SWOT là một công cụ vô cùng hữu hiệu với doanh nghiệp khi áp dụng ISO 9001:2015.

Ví dụ thành công khi áp dụng SWOT

Một case thành công vang dội chính là kết quả của viện nghiên cứu Standford, Menlo Park , California , vào năm 1960-1970, khi nghiên cứu hơn 500 công ty có doanh thu cao nhất do Tạp chí Fortune bình chọn để phân tích và tìm ra nguyên nhân vì sao nhiều công ty thất bại trong việc thực hiện kế hoạch. Và nhóm nghiên cứu đã đưa ra “mô hình phân tích SWOT” nhằm mục đích tìm hiểu quá trình lập kế hoạch của doanh nghiệp và đưa ra các các giải pháp giúp doanh nghiệp thực hiện hoạch định và thay đổi cung cách quản lý của doanh nghiệp. Với công cuộc nghiên cứu suốt 9 năm với 5000 nhân viên thực hiện trên 1100 công ty, đơn vị với các bước SWOT như sau:

  1. Sản phẩm
  2. Quá trình
  3. Khách hàng
  4. Phân phối
  5. Tài chính
  6. Quản lý

Từ đó đưa ra được các kết luận về điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội, thách thức. Đó là những điểm được được đưa ra để đánh giá, phân tích để đi đến kết luận về phương án thực thi, cải thiện bằng tiêu chuẩn ISO 9001:2015.

Các phân tích thực thi mô hình SWOT

Để thực hiện phân tích mô hình SWOT thì bạn cần lập một bảng gồm 4 ô tương ứng với 4 yếu tố trong mô hình SWTO:

Tương ứng với 4 ô hãy liệt kê một cách thẳng thắn và khách quan theo đúng yêu cầu, tư tưởng của ô tương ứng.

Hãy thực hiện theo nhóm (là cấp lãnh đạo) để cùng nhìn nhạnh, đánh giá và loại bỏ các ý trùng lặp và giữ lại những điều cốt lõi để đưa ra được bảng phân tích về tình hình của doanh nghiệp.

Định kỳ đánh giá và cập nhật biểu đồ SWOT để có hướng điều chỉnh và tối ưu thường xuyên góp phần vào sự phát triển lâu dài của doanh nghiệp.

 


Similar posts

Comments are closed.

 chợ phùng khoang

Design by TopMan