Điểm khác biệt giữa ISO 2200:2018 với ISO 22000:2005
03/12/2018 // Comments OffNgày 19-6-2018 vừa qua, ISO 2200:2018 đã chính thức được ban hành dựa trên nền tảng cơ bản của ISO 22000:2005. Nhằm giúp các doanh nghiệp đã áp dụng phiên bản 2005 dễ dàng triển khai, áp dụng và nâng cấp. Để biết được điểm khác biệt giữa ISO 2200:2018 với ISO 22000:2005, chúng ta hãy cùng nhau tìm hiểu qua một số thông tin dưới đây.
Theo như tổ chức tiêu chuẩn hóa quốc tế (ISO) thì điểm khác biệt lớn nhất giữa ISO 22000:2018 với ISO 22000:2005 đó là bao gồm sửa đổi về cấu trúc, cách tiếp cận rủi ro, chu trình PDCA và quá trình hoạt động. Cụ thể:
- Cấu trúc bậc cao (HLS): Để khuyến khích các doanh nghiệp sử dụng nhiều hơn một chuẩn hệ thống quản lý. Tiêu chuẩn ISO 22000:2018 sẽ áp dụng cấu trúc bậc cao chung cho tất cả các tiêu chuẩn hệ thống quản lý ISO. Nhằm giúp tổ chức/doanh nghiệp dễ dàng đạt được nhiều chứng nhận về tiêu chuẩn ISO.
- Cách tiếp cận rủi ro: Trong tiêu chuẩn ISO 22000:2018 sẽ bao gồm rất nhiều cách tiếp cận rủi ro. Nhằm giúp doanh nghiệp có thể hiểu và tự giải quyết bất kỳ các rủi ro nào có thể tác động tới kết quả dự kiến của hệ thống quản lý.
- Chu kỳ PDCA: Tiêu chuẩn ISO 22000:2018 làm rõ chu kỳ PDCA thông qua việc cho hai chù kỳ riêng biệt trong tiêu chuẩn kết hợp cùng nhau. Một bao gồm hệ thống quản lý và một, bao gồm các nguyên tắc của HACCP.
- Quá trình hoạt động: mô tả rõ ràng về sự khác biệt giữa các thuật ngữ chính như: Điểm kiểm soát tới hạn (CCP), Chương trình tiên quyết điều hành (OPRPs) và Chương trình tiên quyết (PRPs).
Một vài điểm khác biệt cần chú ý khi áp dụng ISO 22000:2018 so với ISO 22000:2005
ISO 22000:2018 | ISO 22000:2005 |
4. Bối cảnh của tổ chức | ISO 22000:2018 New |
4.1. Hiểu rõ tổ chức và bối cảnh của tổ chức | ISO 22000:2018 New |
4.2. Hiểu được nhu cầu và mong đợi của các bên liên quan | ISO 22000:2018 New |
4.3. Xác định phạm vi của hệ thống quản lý an toàn thực phẩm | 4. Hệ thống quản lý an toàn thực phẩm
4.1. Qui định chung |
4.4. Hệ thống an toàn thực phẩm | |
5. Lãnh đạo | ISO 22000:2018 New |
5.1. Lãnh đạo và cam kết của lãnh đạo | 5.1. Cam kết của lãnh đạo |
5.2. Chính sách | 5.2.Chính sách an toàn thực phẩm |
5.2.1. Thiết lập chính sách an toàn thực phẩm | |
5.2.2. Truyền thông về chính sách an toàn thực phẩm | |
5.3. Vai trò tổ chức, trách nhiệm và quyền hạn | 5.4. Trách nhiệm và quyền hạn
5.5. Trưởng nhóm an toàn thực phẩm |
6. Hoạch định | 5.3. Lập kế hoạch hệ thống quản lý an toàn thực phẩm |
6.1. Giải quyết các rủi ro và cơ hội | ISO 22000:2018 New |
6.2. Mục tiêu của hệ thống quản lý an toàn thực phẩm và hoạch định để đạt được mục tiêu. | Cụ thể hơn |
6.3. Hoạch định các thay đổi | |
7. Công tác hỗ trợ | |
7.1. Các nguồn lực | 6. Quản lý nguồn lực |
7.1.1. yêu cầu chung | 6.1. Cung cấp nguồn lực |
7.1.2.Con người | 6.2. Nguồn nhân lực |
7.1.3. Cơ sở hạ tầng | 6.3. Cơ sở hạ tầng |
7.1.4. Môi trường làm việc | 6.4. Môi trường làm việc |
7.1.5. Các yếu tố phát triển bên ngoài của hệ thống quản lý an toàn thực phẩm | ISO 22000:2018 New |
7.1.6. Kiểm soát các quá trình, sản phẩm hoặc dịch vụ được bên ngoài cung cấp | ISO 22000:2018 New |
7.2. Năng lực | 6.2. Nguồn nhân lực
7.3.2. Nhóm an toàn thực phẩm |
7.3.Nhận thức | Cụ thể hơn |
7.4. Truyền thông | 5.6. Trao đổi thông tin |
7.5. Thông tin dạng văn bản | 4.2. Yêu cầu về hệ thống tài liệu |
7.5.1. Yêu cầu chung | |
7.5.2. Tạo và cập nhật văn bản | |
7.5.3. Kiểm soát thông tin dạng văn bản | |
8. Vận hành | 7. Hoạch định và tạo sản phẩm an toàn |
8.1. Hoạch định và kiểm soát hoạt động | |
8.2. Chương trình tiên quyết(PRP) | 7.2. Các chương trình tiên quyết (PRPs) |
8.3. Hệ thống truy xuất nguồn gốc | 7.9. Hệ thống xác định nguồn gốc |
8.4. Chuẩn bị sẵn sang và giải quyết tình huống khẩn cấp | 5.7. Chuẩn bị sẵn sàng và phản hồi ngay lập tức |
8.4.1. Vấn đề chung | |
8.4.2. Xử lý các trường hợp khẩn cấp và sự cố | |
8.5. Kiểm soát mối nguy | |
8.5.1. Các bước sơ bộ để phân tích mối nguy | 7.3. Các bước ban đầu để phân tích mối nguy hại |
8.5.2. Phân tích mối nguy | 7.4. Phân tích mối nguy hại |
8.5.3. Xác nhận hiệu lực các biện pháp kiểm soát và phối hợp các biện pháp kiểm soát | 8.2. Xác nhận giá trị sử dụng của tổ hợp biện pháp kiểm soát |
8.5.4. Kế hoạch kiểm soát mối nguy | 7.5. Thiết lập các chương trình hoạt động tiên quyết (PRPs) |
8.6. Cập nhật thông tin xác định các PRP và kế hoạch kiểm soát mối nguy | 7.7. Cập nhật thông tin và tài liệu ban đầu quy định các chương trình tiên quyết (PRP) và kế hoạch HACCP |
8.7. Kiểm soát giám sát và đo lường | 8.3. Kiểm soát việc theo dõi và đo lường |
8.8. Thẩm tra liên quan đến PRP và kế hoạch kiểm soát mối nguy | 7.8. Kế hoạch kiểm tra xác nhận |
8.8.1. Thẩm tra | 8.4.2. Đánh giá các kết quả kiểm tra xác nhận riêng rẽ |
8.8.2. Phân tích kết quả hoạt động thẩm tra | 8.4.3. Phân tích kết quả của hoạt động kiểm tra xác nhận |
8.9. Kiểm soát sự không phù hợp của sản phẩm và quá trình | 7.10. Kiểm soát sự không phù hợp |
8.9.1. Yêu cầu chung | |
8.9.2. Khắc phục | 7.10.2. Hành động khắc phục |
8.9.3. Hành động khắc phục | 7.10.1. Khắc phục |
8.9.4. Xử lý các sản phẩm không an toàn tiềm ẩn | 7.10.3. Xử lý sản phẩm không an toàn tiềm ẩn |
8.9.5. Thu hồi/ triệu hồi | 7.10.4. Thu hồi |
9. Đánh giá hiệu suất | 8. Xác nhận giá trị sản xuất, kiểm tra xác nhận và cải tiến hệ thống quản lý an toàn thực phẩm |
9.1. Giám sát, đo lường, phân tích và đánh giá | Cụ thể hơn |
9.1.1. Yêu cầu chung | |
9.1.2. Phân tích và đánh giá | 8.4.3. Phân tích kết quả của hoạt động kiểm tra xác nhận |
9.2. Đánh giá nội bộ | 8.4.1. Đánh giá nội bộ |
9.3. Xem xét của lãnh đạo | 5.8. Xem xét của lãnh đạo |
9.3.1. Yêu cầu chung | 5.8.1. Qui định chung |
9.3.2. Đầu vào xem xét của lãnh đạo | 5.8.2. Đầu vào của việc xem xét |
9.3.3. Đầu ra xem xét của lãnh đạo | 5.8.3. Đầu ra của việc xem xét |
10. Cải tiến | 8.5. Cải tiến |
10.1. Sự không phù hợp và hành động khắc phục | ISO 22000:2018 New |
10.2. Cải tiến liên tục | 8.5.2. Cập nhật hệ thống quản lý an toàn thực phẩm |
10.3. Cập nhật hệ thống quản lý an toàn thực phẩm | 8.5.1. Cải tiến liên tục |
Similar posts
-
Liên Hệ
06/07/2016 // 0 CommentsCÔNG TY CỔ PHẦN TOPMAN Chuyên đào tạo và tư vấn quản lý cho doanh nghiệp Vì sự Th...
-
KHÓA ĐÀO TẠO CHUYÊN GIA ĐÁNH GIÁ NỘI BỘ HỆ THỐNG QUẢN LÝ CHẤT LƯỢ ...
07/04/2022 // Comments OffHệ thống quản trị chất lượng của Công ty mình đã hiệu quả và đáp ứng được yêu cầu phát triển hay chư...
-
ĐÀO TẠO ĐÁNH GIÁ NỘI BỘ ISO 9001 VÀ ISO 14001 CHO CÔNG TY ARI ...
07/04/2022 // Comments OffVừa qua, TopMan đã triển khai và hoàn thành khóa đào tạo Đánh giá viên nội bộ Hệ thống quản lý...
-
KHÓA HỌC KỸ NĂNG PHÁT TRIỂN BẢN THÂN K3
31/08/2021 // Comments OffKHÓA HỌC KỸ NĂNG PHÁT TRIỂN BẢN THÂN - Khóa 3 Khai giảng: Sáng thứ Hai, ngày 06/09/2021, Onli...
-
ĐÀO TẠO KỸ NĂNG PHÁT TRIỂN BẢN THÂN K2
07/08/2021 // Comments OffĐÀO TẠO KỸ NĂNG PHÁT TRIỂN BẢN THÂN K2 - Kiến tạo tương lai của bạn Khai giảng: Sáng thứ Hai,...
-
ĐÀO TẠO KỸ NĂNG 21 NGÀY PHÁT TRIỂN BẢN THÂN QUA ONLINE ...
28/06/2021 // Comments OffCác bạn Sinh viên thân mến, “Thành công của một người được quyết định bởi 25% trình độ chuyên...
-
Đào tạo CHUYÊN GIA ĐÁNH GIÁ NỘI BỘ THEO ISO 9001
09/06/2020 // 3 CommentsBạn có biết Hệ thống quản trị chất lượng của Công ty mình đã hiệu quả và đáp ứng được yêu cầu phát...
WordPress database error: [Table './topman_test/wp_comments' is marked as crashed and should be repaired]SELECT SQL_CALC_FOUND_ROWS wp_comments.comment_ID FROM wp_comments WHERE ( comment_approved = '1' ) AND comment_post_ID = 6180 AND comment_parent = 0 ORDER BY wp_comments.comment_date_gmt ASC, wp_comments.comment_ID ASC