Sử dụng 5 công cụ để đánh giá rủi ro và cơ hội trong ISO 9001:2015

Written by Hien Nguyen   // 06/01/2017   // 0 Comments

1

Dưới đây là 5 công cụ được đánh giá là hết sức cẩn thiết trong việc đánh giá và đo lường rủi ro và cơ hội trong ISO 9001:2015

1. FMEA (Potential Failure Mode Effects and Analysis/ Phân tích mô hình sai lỗi và ảnh hưởng )

Phân tích mô hình sai lỗi và ảnh hưởng (FMEA) là một phương pháp khá đơn giản và hiệu quả trong việc đánh giá những viễn cảnh tồi tệ nhất và thực hiện những hành động phòng ngừa nhằm giảm tác động của sai hỏng có thể xảy ra.

1 1 Sử dụng 5 công cụ để đánh giá rủi ro và cơ hội trong ISO 9001:2015

Ý nghĩa của FMEA hay FMEA có ý nghĩa gì?

Mục đích của FMFA chủ yếu là để đánh giá rủi ro cũng như đưa ra những khuyến nghị và thực hiện những hành động làm giảm rủi ro. Hay đơn giản đây chỉ đơn giản là một hoạt động phân tích quyết định. Cách phân tích này có ích trong việc xếp hạng những lựa chọn của bạn theo cách mà bạn có thể so sánh chúng với rủi ro đi kèm, cho phép bạn đưa ra những quyết định đầy đủ thông tin.

2. SWOT (Strengths – Weakness – Opportunities – Threats/ Điểm mạnh – Điểm yếu – Cơ hội – Đe dọa)

2 1 Sử dụng 5 công cụ để đánh giá rủi ro và cơ hội trong ISO 9001:2015

Mô hình phân tích SWOT giúp chúng ta phân tích doanh nghiệp cũng như sự tác động của tiêu chuẩn ISO đến doanh nghiệp như thế nào. Mô hình này đi theo các hướng phân tích là: điểm mạnh – Điểm yếu – Cơ hội – Thách thức. Sau khi triển khai quá trình phân tích doanh nghiệp như vậy thì doanh nghiệp sẽ có được cái nhìn trực quan nhất về tình hình của doanh nghiệp cũng như các yếu tố có thể tác động tích cực hoặc tiêu cực tới mục tiêu doanh nghiệp đề ra. Đây là một công cụ cơ bản nhất để các doanh nghiệp có thể xác định được sự thành công trong tiến trình phát triển của doanh nghiệp mình.

3. JSA (Job Safety Analysis/ Phân tích an toàn công việc)

Phân tích an toàn công việc là công việc hết sức cần thiết thiết, giúp cho việc xác định tiềm năng và đề ra các phương hướng giải quyết các vấn đề không an toàn đó. Các điều khoản được sử dụng để mô tả các thủ tục này là phân tích công việc nguy hiểm (JHA) và công việc nguy hiểm phân tích.

3 1 Sử dụng 5 công cụ để đánh giá rủi ro và cơ hội trong ISO 9001:2015

4. HACCP (Hazard Analysis and Critical Control Point/ Phân tích mối nguy và điểm kiểm soát tới hạn

HACCP là công cụ cơ bản trong việc hoạch định tạo thực phẩm an toàn trong việc áp dụng ISO 22000 tại các tổ chức tham gia vào chuỗi thực phẩm.

HACCP có tính chất hệ thống và có cơ sở khoa học, nó xác định các mối nguy cụ thể và các biện pháp để kiểm soát chúng nhằm đảm bảo tính an toàn thực phẩm. HACCP là một công cụ để đánh giá các mối nguy và thiết lập các hệ thống kiểm soát thường tập trung vào việc phòng ngừa nhiều hơn, thay cho việc kiểm tra thành phẩm.

4 1 Sử dụng 5 công cụ để đánh giá rủi ro và cơ hội trong ISO 9001:2015

HACCP được áp dụng trong suốt cả chuỗi thực phẩm, từ khâu ban đầu tới khâu tiêu thụ cuối cùng và việc áp dụng đó phải căn cứ vào các chứng cứ khoa học về các mối nguy cho sức khoẻ của con người. Cùng với việc tăng cường tính an toàn của thực phẩm, việc áp dụng HACCP có thể cho các lợi ích đáng kể khác. Hơn nữa, việc áp dụng hệ thống HACCP có thể giúp các cấp có thẩm quyền trong việc thanh tra và thúc đẩy buôn bán quốc tế bằng cách tăng cường sự tin tưởng về an toàn thực phẩm.

5. Quy trình đánh giá rủi ro và cơ hội


Tags:

áp dụng ISO 9001:2015

đánh giá chất lượng

rủi ro cơ hội iso 9001:2015


Similar posts

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

 chợ phùng khoang

Design by TopMan