Nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm, hàng hóa của doanh nghiệp Việt Nam đến năm 2020

Written by admin   // 07/03/2013   // 0 Comments

nang suat chat luong

TS Nguyễn Quân- Thứ trưởng Bộ Khoa học &Công nghệ

thutruongNguyenquan Nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm, hàng hóa của doanh nghiệp Việt Nam đến năm 2020   Mặc dù trong những năm qua, Đảng và Nhà nước đã dành sự quan tâm cho đầu tư phát triển Khoa học & Công nghệ (KH&CN), song tác động của KH&CN đối với tăng trưởng kinh tế còn chưa cao, năng suất lao đọng của Việt Nam còn thấp so với các nước khác, sản phẩm của Việt nam chưa cạnh tranh được với quốc tế khi hội nhập sâu rộng theo cam kết với WTO. Trong bối cảnh đó, Chương trình quốc gia “Nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm, hoàng hóa của doanh nhiệp Việt Nam đến năm 2020” vừa được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt sẽ có tác động thúc đẩy quan trọng, làm thay đổi căn bản tỷ trọng đóng góp của TFP (trong đó có yếu tố về nghiên cứu và phát triển, đổi mới công nghệ, áp dụng các hệ thống quản lý tiên tiến, nâng cao chất lượng các nguồn lực) đối với tăng trưởng kinh tế của Việt Nam thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa.

Thông qua việc xây dựng các hệ thống quản lý, tạo lập môi trường, nguồn lực cần thiết trong doanh nhiệp nói riêng và nền kinh tế nói chung, Chương trình sẽ tạo bước đột phá về năng suất và chất lượng, khả năng cạnh tranh của các doanh nghiệp sản xuất các sản phẩm, hàng hóa chủ lực, góp phần tăng trưởng kinh tế nhanh và bền vững. Tôi tin tưởng rằng với sự nỗ lực cao của các bộ/ngành, địa phương và doanh nghiệp, Chương trình quốc gia “Nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm, hàng hóa của doanh nghiệp Việt Nam đến năm 2020” sẽ thành công, đạt mục tiêu nâng phần đóng góp của TFP đạt ít nhất 35% GDP vào năm 2020.

TS Ngô Quý Việt – Tổng cục trưởng Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng, Bộ Khoa học và Công nghệ

Ngo Quy Viet Nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm, hàng hóa của doanh nghiệp Việt Nam đến năm 2020

   Muốn trụ vững trên thị trường trong nước và vươn ra thị trường nước ngoài, các doanh nghiệp Việt Nam cần sản xuất ra các sản phẩm (cả hàng hóa và dịch vụ) có chất lượng đáp ứng yêu cầu của khách hàng với giá cả chấp nhận được (tức là phải có năng suất cao). Chương trình bao gồm các biện pháp nhằm thực hiện mục tiêu trên . Đó là xây dựng và áp dụng các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật tiên tiến, các hệ thống quản lý, công cụ cải tiến năng suất hiện đại và ứng dụng tiến bộ KH&CN, đổi mới công nghệ. Trước đây đã áp dụng các biện pháp trên, nhưng còn cục bộ, rời rạc.

Đã qua rồi cách làm ăn “đánh quả”, không quan tâm đến lợi ích lâu dài. Vì vậy trước hết cần nâng cao nhận thức của các cấp lãnh đạo, doanh nghiệp, người dân về tầm quan trọng của năng suất, chất lượng. phát động phong trào năng suất chất lượng tại tất cả 63 tỉnh/thành phố. Các bộ/nghành cần xây dựng kế hoạch triển khai các dự án được giao trong Chương trình lồng ghép với các trương trình, dự án mà bộ/ nghành mình đang thực hiện. Huy động các doanh nghiệp tham gia thực hiện Chương trình. Đặc biệt, Bộ KH&CN phải đi trước một bước, tức là sẽ chủ trì thực hiện các dự án ”nền tảng” như xây dựng các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật, xây dựng đội ngũ chuyên gia, cán bộ tư vấn, hướng dẫn các doanh nghiệp ứng dụng, đổi mới công nghệ, tăng cường cơ sở vật chất kỹ thuật cho việc thử nghiệm chất lượng sản phẩm, hàng hóa chủ lực.

(Nguồn Tạp chí Hoạt động Khoa học)

Mặc dù trong những năm qua, Đảng và Nhà nước đã dành sự quan tâm cho đầu tư phát triển Khoa học & Công nghệ (KH&CN), song tác động của KH&CN đối với tăng trưởng kinh tế còn chưa cao, năng suất lao đọng của Việt Nam còn thấp so với các nước khác, sản phẩm của Việt nam chưa cạnh tranh được với quốc tế khi hội nhập sâu rộng theo cam kết với WTO. Trong bối cảnh đó, Chương trình quốc gia “Nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm, hoàng hóa của doanh nhiệp Việt Nam đến năm 2020” vừa được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt sẽ có tác động thúc đẩy quan trọng, làm thay đổi căn bản tỷ trọng đóng góp của TFP (trong đó có yếu tố về nghiên cứu và phát triển, đổi mới công nghệ, áp dụng các hệ thống quản lý tiên tiến, nâng cao chất lượng các nguồn lực) đối với tăng trưởng kinh tế của Việt Nam thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa.

Thông qua việc xây dựng các hệ thống quản lý, tạo lập môi trường, nguồn lực cần thiết trong doanh nhiệp nói riêng và nền kinh tế nói chung, Chương trình sẽ tạo bước đột phá về năng suất và chất lượng, khả năng cạnh tranh của các doanh nghiệp sản xuất các sản phẩm, hàng hóa chủ lực, góp phần tăng trưởng kinh tế nhanh và bền vững. Tôi tin tưởng rằng với sự nỗ lực cao của các bộ/ngành, địa phương và doanh nghiệp, Chương trình quốc gia “Nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm, hàng hóa của doanh nghiệp Việt Nam đến năm 2020” sẽ thành công, đạt mục tiêu nâng phần đóng góp của TFP đạt ít nhất 35% GDP vào năm 2020.


Tags:

chất lượng sản phẩm

năng suất chất lượng

quản lý chất lượng


Similar posts

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

 chợ phùng khoang

Design by TopMan