Tiêu điểm nóng ISO 50001 Tiêu chuẩn Quản lý Năng lượng cho Toàn cầu
03/04/2013 // 0 CommentsKể từ khi công bố ban hành tiêu chuẩn ISO 50001 vào năm ngoái, việc thực hiện và chứng nhận cho tiêu chuẩn mới về quản lý năng lượng của ISO đã và đang được áp dụng trên toàn thế giới. Theo Thống kê (được thực hiện bởi Reinhard Peglau, Cán bộ khoa học cao cấp về quản lý môi trường của Cục Môi trường Liên bang Đức), đến cuối tháng 1 năm 2012 chỉ ra rằng đã có khoảng 100 tổ chức ở 26 quốc gia đã được chứng nhận, và đang gặt hái những lợi ích trong việc tăng hiệu quả sử dụng năng lượng, giảm chi phí và cải thiện hiệu suất năng lượng.
ISO 50001:2011, Hệ thống Quản lý Năng lượng – Các Yêu cầu và hướng dẫn cho việc sử dụng, là một tiêu chuẩn quốc tế tự nguyện mới, tiêu chuẩn này thiết lập một khuôn khổ cho các nhà máy công nghiệp lớn và nhỏ, các cơ sở thương mại, các cơ quan-tổ chức thuộc chính phủ để cải thiện cách thức quản lý năng lượng.
Hiệu suất năng lượng đã được cải thiện có thể mang đến các lợi ích một cách nhanh chóng cho một tổ chức bằng cách tối đa hóa việc sử dụng hiệu quả các nguồn năng lượng và các giá trị liên quan đến năng lượng, do đó làm giảm tiêu thụ và chi phí năng lượng.
Nhưng ISO 50001 có thực sự phát triển theo hướng mà các yêu cầu chính được xây dựng hay không?
Chuyên trang ISO Focus quyết định tìm hiểu thông qua việc phỏng vấn 4 trong số các tổ chức đầu tiên áp dụng ISO 50001 để báo cáo về các kết quả có thể đo lường được của việc thực hiện ISO 50001. Các tổ chức được lựa chọn từ bốn lĩnh vực khác nhau – một nhà máy sản xuất đồ uống, một công ty vận tải, một khách sạn, và một trường đại học để xác định xem liệu tất cả các tổ chức trên có thu được lợi ích từ việc tiết kiệm năng lượng hay không.
Chúng tôi xin đăng lại các bài phỏng vấn trong các tin tiếp theo để các bạn có thể quan tâm theo dõi.
Các tổ chức áp dụng ISO 50001
Thành viên của Cơ quan Môi trường Liên bang Đức, Reinhard Peglau, đã tiến hành tập hợp số liệu thống kê về giấy chứng nhận tiêu chuẩn ISO 50001 trên thế giới. Trong báo cáo ngày 31 tháng Một năm 2012, khoảng 100 tổ chức ở 26 quốc gia đã đạt được chứng nhận vào cuối tháng 1 năm 2012 bao gồm:
• Công ty ô tô Lamborghini, Ý
• Công ty Telecom Bouygue, Pháp
• Tập đoàn sản xuất thép Trung Quốc, Đài Loan
• Sân bay quốc tê Delhi, Ấn Độ
• Trung tâm dữ liệu Equinix, Hà lan
• Tập đoàn Công viên Khoa học và Kỹ thuật Hong Kong, HK
• Tập đoàn Mô tô Hyundai, Hàn Quốc
• Tập đoàn Italcementi , Bun ga ri
• Công ty Lindt & Sprüngli, Đức
• Đường sắt Phương bắc , Anh
• Công ty Pfizer,I xoe land
• Công ty Pilkington Floatglas AB, Thụy Điển
• Công ty Repsol Refinery, Tây Ban Nha
• Trung tâm dịch vụ Năng lượng Tokyo , Nhật Bản
• Công ty Utico Middle East, UAE
• Công ty thiết bị điện WEG, Braxin
• Nhà máy sản xuất lốp Yokohama, Thái lan
Similar posts
-
ISO 50001 - Nền tảng cho hoạt động tiết kiệm năng lượng của doanh ...
16/10/2013 // 0 CommentsTrong lĩnh vực tiết kiệm năng lượng nói chung, nếu như hoạt động kiểm toán năng lượng đóng vai trò ...
-
Nhãn tiết kiệm năng lượng là gì
15/06/2013 // 0 CommentsNhãn Ngôi sao Năng lượng Việt là gì? Nhãn ngôi sao Năng lượng Việt là nhãn Tiết kiệm Năng lượng...
-
Mô hình quản lý năng lượng thành công
15/06/2013 // 0 CommentsHệ thống quản lý năng lượng theo ISO 50001:2011 Mô hình quản lý năng lượng thành công là đạt mứ...
-
Hệ thống quản lý năng lượng ISO 50001
15/06/2013 // 2 CommentsI. ISO 50001 LÀ GÌ? Trong những năm gần đây năng lượng đang trở thành vấn đề được quan tâm trên to...
-
Kiểm toán năng lượng
10/06/2013 // 0 CommentsKIỂM TOÁN NĂNG LƯỢNG Kiểm toán năng lượng là hoạt động khảo sát, thu thập và phân tích dữ liệu ...
-
Hệ số chuyển đổi năng lượng TOE - Bảng hệ số chuyển đổi ...
11/05/2013 // 0 CommentsBảng hệ số quy đổi sang tấn đầu tương đương (TOE - Ton of Oil Equivalent), áp dụng cho một số loại...
WordPress database error: [Table './topman_test/wp_comments' is marked as crashed and should be repaired]SELECT SQL_CALC_FOUND_ROWS wp_comments.comment_ID FROM wp_comments WHERE ( comment_approved = '1' ) AND comment_post_ID = 2008 AND comment_parent = 0 ORDER BY wp_comments.comment_date_gmt ASC, wp_comments.comment_ID ASC