Khái niệm Kaizen

Written by admin   // 22/03/2013   // 1 Comment

Từ năm 1986, cuốn sách “Kaizen chìa khoá của sự thành công” được xuất bản  thì thuật ngữ Kaizen đã được coi là khái niệm cơ bản trong quản lý.

Kaizen là hoạt động cải tiến liên tục với sự tham gia của moi người nhằm cải thiện không ngừng môi trường làm việc, cuộc sống mỗi cá nhân, mỗi gia đình.

kaizen Khái niệm Kaizen

Có hai cách tiếp cận để nâng cao năng suất trong các công ty:

Cách tiếp cận từng buớc – Kaizen.

Cách tiếp cận mang tính đột phá – Đổi mới

Khi áp dụng ở nơi làm việc, Kaizen nghĩa là cải tiến liên tục và nó đòi hỏi sự cam kết và nỗ lực liên tục của mọi ng−ời, các cán bộ quản lý cũng như công nhân.

Kaizen là những cải tiến nhỏ thực hiện từng bước trong một thời gian dài. Thực tế, các công ty Nhật thường chú trọng thực hiện Kaizen hoặc chương trình có sự tham gia của nhân viên vì các chương trình này nằm trong tầm kiểm soát của các cán bộ quản lý. Kaizen í t tốn kém hơn là đầu tư mới. Nó nâng cao chất lượng công việc nó ghi nhận sự tham gia của nhà quản lý, nâng cao chất lượng sản phẩm, dịch vụ và giảm chi phí hoạt động.

Các nhà quản lý phương Tây tôn sùng đổi mới. Đổi mới là sự đột phá về công nghệ hoặc áp dụng các kỹ thuật sản xuất mới. Đổi mới mang tính đột phá và gây tác động mạnh còn Kaizen thì dần dần và tinh tế, kết quả không nhìn thấy ngay. Trong khi Kaizen là một quá trình liên tục thì đổi mới thường là hiện tượng tức thời.

Truyện ngụ ngôn Eưzốp: Thỏ và Rùa

Thỏ luôn khoác loác về tốc độ của mình và chế nhạo Rùa về sự chậm chạp. Một hôm Rùa thách thức Thỏ chạy đua liền nói “ Cậu có thể cười tớ, nhưng tớ biết rằng tớ có thể đánh bại cậu nếu chúng ta chạy thi”. Thỏ rất ngạc nhiên về ý tưởng chạy đua với rùa và đã chấp nhận lời thách đố này. Đường đua được xác định và mặc dù cả hai đều cùng xuất phát, Thỏ đã nhanh chóng bỏ xa Rùa. Khi đã cách một quãng khá xa, Thỏ ta quyết định tạm dừng chân và chợp mắt nghỉ một chút. Nhưng Thỏ đã ngủ quên và khi Thỏ chạy tới đích thì Rùa đã ở đó. Rùa đã cố gắng suốt cả chặng đua và đã giành chiến thắng.

Chậm rãi và chắc chắn sẽ chiến thắng trong cuộc đua đường trường.

Kết hợp Kaizen với đổi mới

Tiến bộ thực tế đạt được thông qua đổi mới nói chung sẽ giống như hình ảnh thể hiện trong bức tranh trên nếu như nó thiếu chiến lược Kaizen đi cùng. Điều này xảy ra do hệ thống được tạo dựng từ kết quả của sự đổi mới sẽ bị phá và nếu không có sự cố gắng liên tục để duy trì và sau đó cải tiến nó.

Trong thực tế không có cái gì tồn tại vĩnh cửu. Tất cả các hệ thống đều đi đến sự xuống cấp sau khi chúng được thiết lập. Một trong các định luật nổi tiến nhất của Parkinson là “Một tổ chức khi đã hình thành được một cấu trúc thì cũng là lúc tổ chức đó bắt đầu xuống cấp”. Nói cách khác, để cải thiện hoặc thậm chí để duy trì hiện trạng thì tất yếu phải có những nỗ lực liên tục. Khi không có sự nỗ lực liên tục thì sự xuống cấp là không tránh khỏi. Do đó,thậm chí khi đổi mới tạo ra một chuẩn mực hoạt động mới tồn tại thì mức hoạt động mới cũng sẽ suy giảm nếu như chuẩn mực này không được bổ sung và cải tiến liên tục. Do vậy, bất cứ khi nào đổi mới đạt được thì nó phải được tiếp nối với các hoạt động của Kaizen để duy trì và cải tiến nó.Trong khi đổi mới là một sự đột phá mà ảnh hưởng của nó được tạo dựng dần dần nhờ sự cạnh tranh có chủ ý và sự phá huỷ các chuẩn mực, còn Kaizen là nỗ lực với các ảnh hưởng tí ch luỹ đánh dấu một tiến bộ vững chắc theo thời gian.Nếu các chuẩn mực chỉ tồn tại để duy trì hiện trạng, chúng sẽ không bị ảnh hưởng chừng nào mức hoạt động đó có thể chấp nhận được. Kaizen, mặt khác có nghĩa là một nỗ lực thường xuyên không chỉ để duy trì mà còn nâng cấp các chuẩn mực. Các nhà chiến lược Kaizen tin rằng các chuẩn mực về bản chất là dự định giống như các bậc đá với một chuẩn mực này dẫn tới chuẩn mực khác khi các nỗ lực cải tiến liên tục được thực hiện.


Tags:

cách tiếp cận kaizen

Kaizen

khái niệm kaizen

năng suất


Similar posts

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

 chợ phùng khoang

Design by TopMan